Ủy ban Quan hệ lao động sẽ có 9 thành viên, Chủ tịch Ủy ban là Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Ba Phó Chủ tịch, gồm: Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
Ngày 18/8/2021, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam ký ban hành Quyết định số 1413/QĐ-TTg kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Ủy ban Quan hệ lao động.
Theo đó, Ủy ban Quan hệ lao động có nhiệm vụ tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan, tổ chức có liên quan về phương hướng, cơ chế, chính sách và các biện pháp chỉ đạo, điều hành thực hiện chủ trương, cơ chế, chính sách về quan hệ lao động; các giải pháp xây dựng, phát triển quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ.
Đồng thời, nghiên cứu, đề xuất, khuyến nghị, tham gia ý kiến với cơ quan, tổ chức liên quan về giải pháp thực hiện hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quan hệ lao động; các biện pháp xử lý những vấn đề phức tạp phát sinh trong quan hệ lao động.
Xây dựng, công bố các báo cáo định kỳ và đột xuất về quan hệ lao động. Hỗ trợ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nghiên cứu, thiết lập và vận hành cơ chế ba bên về quan hệ lao động phù hợp với yêu cầu và điều kiện cụ thể của từng địa phương.
Ngoài ra, Ủy ban còn thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến quan hệ lao động theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.
Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội là Chủ tịch Ủy ban Quan hệ lao động)
Theo Quyết định, cơ cấu tổ chức của Ủy ban có 09 thành viên, bao gồm: Chủ tịch Ủy ban là Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Ba Phó Chủ tịch, gồm: Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
Các thành viên Ủy ban còn lại, gồm: 01 đại diện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; 02 đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; 01 đại diện Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và 01 đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.
Ủy ban có Bộ phận kỹ thuật và Bộ phận giúp việc. Trong đó: Bộ phận kỹ thuật có trách nhiệm giúp Ủy ban chuẩn bị các báo cáo chuyên môn, kỹ thuật liên quan đến nhiệm vụ của Ủy ban; Chủ tịch Ủy ban thành lập Bộ phận kỹ thuật gồm các thành viên là người của các cơ quan, tổ chức tham gia thành viên Ủy ban và cơ quan, tổ chức liên quan. Bộ phận giúp việc có trách nhiệm thực hiện công tác hành chính của Ủy ban; Ủy ban sử dụng đơn vị chuyên môn thuộc bộ máy của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội làm Bộ phận giúp việc. Các thành viên Ủy ban, Bộ phận kỹ thuật, Bộ phận giúp việc làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
Về chế độ làm việc và kinh phí hoạt động, Ủy ban làm việc theo chế độ tập thể, biểu quyết theo đa số theo Quy chế làm việc của Ủy ban. Ủy ban có con dấu riêng và được quản lý tại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định của pháp luật. Kinh phí hoạt động của Ủy ban do ngân sách Nhà nước bảo đảm, được bố trí trong dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước hàng năm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Theo quyết định, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam có trách nhiệm: Cử người tham gia làm thành viên Ủy ban, thành viên Bộ phận kỹ thuật và gửi danh sách để Ủy ban tổng hợp; thông báo bằng văn bản cho Ủy ban khi có thay đổi nhân sự tham gia thành viên Ủy ban, thành viên Bộ phận kỹ thuật.
Thông qua thành viên Ủy ban, chủ động đề xuất các nội dung để xây dựng thành các chương trình, kế hoạch hoạt động hằng năm của Ủy ban; chuẩn bị các nội dung chuyên môn, phục vụ xây dựng các báo cáo.
Chủ tịch Ủy ban Quan hệ lao động có trách nhiệm: Quyết định danh sách thành viên Ủy ban, quyết định thành lập Bộ phận kỹ thuật; Ban hành Quy chế làm việc của Ủy ban; Ban hành chương trình, kế hoạch hoạt động hằng năm của Ủy ban và chỉ đạo, điều hành hoạt động của Ủy ban theo quy định tại Quyết định này và Quy chế làm việc của Ủy ban.
Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 18/8/2021./
Bộ trưởng Bộ Công Thương đề nghị các địa phương, đơn vị lựa chọn nhà đầu tư dự án điện đủ năng lực, cả về kỹ thuật lẫn tài chính. Đồng thời bám sát tiến độ dự án và kiên quyết thay thế những dự án chậm tiến độ với tinh thần đảm bảo nguồn và lưới điện.
Công ty Cổ phần Đầu tư Châu Á - Thái Bình Dương (mã chứng khoán: API) vừa phát đi thông báo bất thường liên quan tới việc cổ phiếu bị đưa vào diện kiểm soát theo Quyết định số 406/QĐ-SGDHN của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
Từ ngày 1/7/2025, hệ thống đơn vị hành chính cấp huyện tại Việt Nam, bao gồm cả các thành phố thuộc tỉnh và thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương sẽ chính thức được xóa bỏ theo lộ trình cải cách bộ máy chính quyền địa phương.
Chiều 28/4, tại Hội nghị lần thứ 22, Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội khóa XVII đã biểu quyết thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức bộ máy hệ thống chính trị thành phố.
Bắc Ninh – địa phương được mệnh danh là “thủ phủ công nghiệp” phía Bắc đang bắt tay triển khai một siêu dự án mới hơn 8.100 tỷ đồng có tên dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới kết hợp trung tâm huấn luyện bóng đá.
Sáng 28/4, sau cuộc hội đàm tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru đã chứng kiến lễ trao đổi nhiều văn kiện hợp tác quan trọng giữa các bộ, ngành, cơ quan của hai nước.