Các nguồn nước ngầm ở ĐBSCL có xu hướng mặn hóa

Anh Vũ

12/03/2022 10:50

Theo dõi trên

Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia, Viện Công nghệ Karlsruhe, Viện Khoa học địa chất ứng dụng Karlsruhe và ĐH Postdam, Đức đã có công bố “Geochemistry and evolution of groundwater resources in the context of salinization and freshening in the southernmost Mekong Delta, Vietnam”.

Xuất bản trên Journal of Hydrology: Regional Studies. Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã khảo sát các nguồn nước ngầm từ những tầng ngậm nước sâu ở tỉnh Cà Mau. Kết quả khảo sát và lấy mẫu cho thấy sự lấn át của Na-HCO3 trong nước ngầm và sự khác biệt về tỉ lệ các ion như Na+/Cl-. Sự chênh lệch giữa các khoáng chất nước ngọt và nước biển được cho là từ quá trình trao đổi ion giữa các bề mặt khoáng chất. Độ mặn cao trong một số vùng lấy mẫu cho thấy có sự đóng góp của quá trình phân giải vật chất hữu cơ trong trầm tích biển.

Các tác giả cho biết, các lớp địa chất thủy văn có mối liên hệ với nhau thông qua sự đứt gãy tự nhiên hoặc do con người. Mặc dù sự hình thành các lớp chứa nước trong giai đoạn biển tiến Holocen đã ngăn chặn nước biển xâm nhập nhưng qua một số mẫu, có nhiễm mặn đáng kể chưa rõ nguồn gốc, tuy nhiên nhiễm mặn do nước biển xâm nhập sẽ làm nước ngầm suy giảm nhanh hơn. Do đó, để xác định tình trạng mặn hóa, phải phân biệt được nguyên nhân của quá trình này. Đây là cơ sở để thiết lập một kế hoạch quản lý nước bền vững cần thiết để cung cấp nước ngọt sạch cho người dân.

 

Bạn đang đọc bài viết "Các nguồn nước ngầm ở ĐBSCL có xu hướng mặn hóa" tại chuyên mục Môi trường. Thông tin chi tiết xin liên hệ số hotline: 0971.008.956 hoặc gửi email về địa chỉ: bbtpld@gmail.com