Cơ cấu ngạch công chức của các đơn vị, cơ quan sẽ được xác định như thế nào?

07/03/2024 11:28

Theo dõi trên

Bộ Nội vụ dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2022/TTBNV ngày 31/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn việc xác định cơ cấu ngạch công chức.

theo-vu-cong-chuc-vien-chuc-pld-1709785593.jpg

Theo Vụ Công chức - Viên chức (Bộ Nội vụ), tại Thông tư số 13/2022/TT-BNV đã hướng dẫn về xác định cơ cấu ngạch công chức. Tuy nhiên, qua tổng hợp báo cáo của 31 Bộ, ngành và địa phương cho thấy còn một số cơ quan chưa xây dựng được Đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức.

Khó khăn, vướng mắc là do chưa có căn cứ để xác định cụ thể về tỷ lệ % cơ cấu ngạch công chức; chưa có hướng dẫn cụ thể về định mức biên chế công chức, định mức số lượngngười làm việc. 

Hầu hết Thông tư của các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực chỉ hướng dẫn về danh mục vị trí việc làm, các nguyên tắc chung và giao cho địa phương tự xác định cơ cấu ngạch công chức. Do đó, việc xác định số lượng người làm việc,cơ cấu ngạch với vị trí việc làm còn nhiều bất cập, chưa đảm bảo tính khoa học và đồng bộ, chưa thống nhất trong triển khai xác định cơ cấu ngạch.

Một số vị trí việc làm phù hợp với thực tiễn, cần thiết và đang thực hiện nhiệm vụ trong thực tế nhưng chưa được quy định, hướng dẫn nên dẫn đến khó khăn trong việc xây dựng Đề án vị trí việc làm và xác định số lượng người làm việc theo vị trí việc làm.

Số lượng biên chế, vị trí việc làm chưa tương đồng với chức năng, nhiệmvụ, khối lượng công việc được giao. Một người phải kiêm nhiều vị trí công tác dẫnđến khó khăn khi xác định cơ cấu ngạch công chức.

Do chưa xác định được cơ cấu ngạch đã dẫn đến việc xây dựng vị trí việc làm theo quy định mới tại Nghị định số 62/2020/NĐ-CP và việc xác định tổng số biên chế; bổ nhiệm ngạch gặp nhiều lúng túng, khó khăn.

Để giải quyết cơ bản và lâu dài những vướng mắc, khó khăn trong việc xác định cơ cấu ngạch công chức hiện nay, việc xây dựng và ban hành Thông tư sẽ tạo cơ sở pháp lý để các cơ quan, tổ chức, đơn vị xác định cơ cấu ngạch công chức phù hợp với tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan mình; đồng thời tạo sự phù hợp chung về cơ cấu ngạch công chức trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị có chức năng,nhiệm vụ tương đồng.

Đề xuất cơ cấu ngạch công chức của các đơn vị sử dụng công chức thuộc bộ, cơ quan ngang bộ

1. Đối với tổ chức cấp vụ và tương đương thuộc bộ

a) Ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương: Tối đa không quá 30%;

b) Ngạch chuyên viên chính và tương đương: Tối đa không quá 50%;

c) Ngạch chuyên viên, cán sự, nhân viên và tương đương: Số lượng ngạch còn lại.

2. Đối với tổ chức cấp tổng cục và tương đương trực thuộc bộ

a) Đối với tổ chức cấp vụ và tương đương thuộc tổng cục

Ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương: Tối đa không quá 30%;

Ngạch chuyên viên chính và tương đương: Tối đa không quá 50%;

Ngạch chuyên viên, cán sự, nhân viên và tương đương: Số lượng ngạch còn lại.

b) Đối với đơn vị được thành lập theo ngành dọc để giải quyết các vấn đề cụ thể trong một hoặc một số lĩnh vực, thực hiện chức năng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật tại địa phương

Ngạch chuyên viên chính và tương đương: Tối đa không quá 40%;

Ngạch chuyên viên, cán sự, nhân viên và tương đương: Số lượng ngạch còn lại.

Cơ cấu ngạch công chức của các đơn vị sử dụng công chức cơ quan thuộc Chính phủ 

1. Ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương: Tối đa không quá 20%;

2. Ngạch chuyên viên chính và tương đương: Tối đa không quá 60%;

3. Ngạch chuyên viên, cán sự, nhân viên và tương đương: Số lượng ngạch còn lại.

Cơ cấu ngạch công chức của các cơ quan chuyên môn và cơ quan, tổ chức hành chính thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1. Đối với các cơ quan chuyên môn và cơ quan, tổ chức hành chính thuộc Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương

a) Ngạch chuyên viên chính và tương đương: Tối đa không quá 50%;

b) Ngạch chuyên viên, cán sự, nhân viên và tương đương: Số lượng ngạch còn lại.

2. Đối với các cơ quan chuyên môn và cơ quan, tổ chức hành chính thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh trực thuộc Trung ương

a) Ngạch chuyên viên chính và tương đương: Tối đa không quá 40%;

b) Ngạch chuyên viên, cán sự, nhân viên và tương đương: Số lượng ngạch còn lại.

Cơ cấu ngạch công chức của các cơ quan chuyên môn và cơquan, tổ chức hành chính thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã,thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương

Cơ cấu ngạch công chức của các cơ quan chuyên môn và cơ quan, tổ chức hành chính thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh,thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương bao gồm các ngạch chuyên viên, cán sự, nhân viên và tương đương.

Cơ cấu ngạch công chức của các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác được thành lập theo quy định của pháp luật

1. Đối với tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của tổ chức; thẩm quyền thành lập và quy định tại Thông tư này để xác định tỷ lệ ngạch công chức tương ứng.

2. Đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác thuộc, trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương được thành lập theo quy định của pháp luật

Căn cứ vào quyết định của cấp có thẩm quyền thành lập để xác định tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ của các cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Bạn đang đọc bài viết "Cơ cấu ngạch công chức của các đơn vị, cơ quan sẽ được xác định như thế nào?" tại chuyên mục Chính sách - Sự kiện. Thông tin chi tiết xin liên hệ số hotline: 0971.008.956 hoặc gửi email về địa chỉ: bbtpld@gmail.com