Bài viết mới nhất từ Hữu việt
Xuất khẩu sắt thép tháng đầu năm thu về 457 triệu USD
Do rơi vào đúng dịp Tết Nguyên đán nên sản lượng xuất khẩu sắt thép các loại của cả nước chỉ đạt 672.000 tấn với trị giá gần 457 triệu USD, giảm 14,8% về lượng nhưng giảm mạnh tới 48% về kim ngạch.
Doanh nghiệp của tỉ phú Trần Đình Long có thể "bỏ túi" hàng nghìn tỉ trong năm 2023
Chứng khoán SSI dự báo lợi nhuận ròng của "ông lớn" ngành thép Hòa Phát sẽ được cải thiện đáng kể, ước đạt 9.700 tỉ đồng trong năm 2023 nhờ giá thép ổn định sau khi Trung Quốc mở cửa trở lại và tác động của hàng tồn kho giá cao sẽ ít hơn năm trước.
Thị trường thép xây dựng ảm đạm thời "bão giá"
Nối tiếp chuỗi ảm đạm của năm trước, sản lượng tiêu thụ thép xây dựng trong những tháng đầu năm 2023 tiếp tục đi xuống do giá thép được điều chỉnh tăng cao, trong khi nhu cầu thị trường chưa có nhiều khởi sắc.
Mất cân đối cung - cầu đẩy giá xi măng tại thị trường miền Nam tăng cao
Trong khi nguồn cung xi măng tại khu vực miền Bắc và miền Trung đang dư thừa thì nguồn cung tại thị trường miền Nam lại thiếu trầm trọng. Việc mất cân đối cung - cầu này đã đẩy giá bán xi măng tăng cao tại khu vực miền Nam.
“Cửa sáng” cho cổ phiếu ngành xi măng
Thị trường gần như đình trệ, chi phí đầu vào tăng cao khiến hầu hết các doanh nghiệp ngành xi măng gặp nhiều khó khăn trong năm 2022. Dù vậy, tiềm năng tăng trưởng trong năm 2023 là khá sáng sủa nhờ động lực đầu tư công cũng như nhu cầu nhập khẩu từ Trung Quốc.
Hoa Sen “mắc kẹt” với ống thép
Dù được biết đến là “gã khổng lồ” trong ngành tôn thép Việt, nhưng với cuộc chơi ở cả thượng nguồn lẫn hạ nguồn, không ít thách thức đặt ra với Tập đoàn Hoa Sen.
Trước áp lực lạm phát, tỷ giá và lãi suất, đâu là điểm sáng của ngành thép trong năm 2023?
Triển vọng ngành thép năm 2023 vẫn chưa có nhiều điểm sáng và còn phải đối mặt với nhiều rủi ro, thách thức khi mối lo về nguy cơ suy thoái kinh tế còn tiềm ẩn.
Sắt thép quay trở lại đường đua tăng giá
Từ đầu năm 2023, giá thép xây dựng đã tăng 4 lần với mức tăng khoảng 1,2 - 1,6 triệu đồng/tấn, tùy loại thép và thương hiệu.
Hòa Bình sắp có thêm nhà máy xi măng 5.000 tỷ đồng
Dự án xây dựng nhà máy Xi măng Xuân Sơn công suất 2,3 triệu tấn/năm với vốn đầu tư gần 5.000 tỷ đồng do Công ty Cổ phần Tập đoàn Xuân Khiêm làm chủ đầu tư dự kiến vận hành vào năm 2024.
Sau thép, tới lượt doanh nghiệp xi măng báo lỗ
Mức giảm doanh thu bán hàng và thu nhập khác lớn hơn mức giảm giá vốn khiến Xi măng Bỉm Sơn lỗ ròng quý 4/2022 hơn 25 tỷ đồng, giảm hơn 223% so với cùng kỳ.
Mang tiền đầu tư chứng khoán, Thép Tiến Lên lỗ chổng vó
Việc kết quả kinh doanh không tốt cùng với khoản tạm lỗ gần 60% khi đầu tư chứng khoán đã khiến Thép Tiến Lên lỗ ròng hơn 114 tỷ đồng, qua đó bào mòn gần hết lợi nhuận 3 quý đầu năm.
Loạt công ty thép báo lỗ nghìn tỉ
Nắm phần lớn thị phần ngành thép, những cái tên lớn như Hoà Phát, Hoa Sen hay Nam Kim thua lỗ kỷ lục đã vẽ lên bức tranh xám màu của toàn ngành trong năm qua.
Xuất khẩu gỗ hướng tới mục tiêu 18 tỷ USD trong nhiều thách thức
Trước tình hình Trung Quốc mở cửa lại, nhiều chuyên gia nhận định ngành gỗ Việt Nam sẽ đạt tốc độ tăng trưởng từ 7-9% trong năm 2023, tương đương kim ngạch xuất khẩu 18 tỷ USD. Tuy nhiên phía Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam cho rằng khó khăn sẽ còn “đeo bám” ngành sản xuất và xuất khẩu gỗ đến giữa năm 2023.
BIDV lại rao bán khoản nợ “khủng” của một công ty thép, đại hạ giá hàng trăm tỷ đồng
BIDV đưa ra mức giá khởi điểm cho khoản nợ của Thép Việt Nhật này là hơn 140,8 tỷ đồng, giảm hơn 300 tỷ đồng so với mức giá được đưa ra hồi tháng 9/2022 và thấp hơn nhiều so với dư nợ gốc.
VNSteel ước kết quả 2022 lỗ ròng, doanh thu ở mức 40.000 tỷ đồng
Tại hội nghị tổng kết năm 2022 diễn ra ngày 09/01, Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSteel - Mã: TVN) đã hé lộ kết quả đạt được trong năm qua.
Cầu yếu, cạnh tranh cao khiến lượng tiêu thụ xi măng Vicem giảm mạnh
Trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ xi măng trong nước, xuất khẩu đều giảm, sức ép cạnh tranh ngày càng khốc liệt, sản lượng bán hàng của Vicem giảm mạnh, chỉ đạt 93% kế hoạch đề ra.
Xuất hiện “cửa sáng” cho ngành thép Việt Nam
Sự suy yếu của thị trường bất động sản đã khiến nhu cầu tiêu thụ thép nội địa sụt giảm đáng kể. Trong bối cảnh đó, kênh xuất khẩu nổi lên như là “cửa sáng” cho các doanh nghiệp thép Việt Nam khi được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố.
Sau Hòa Phát, tới lượt Formosa thông báo cắt giảm 15% sản lượng thép
Sau một loạt ông lớn ngành thép như Hòa Phát, Pomina, Formosa Hà Tĩnh là cái tên tiếp theo thông báo sẽ cắt giảm sản lượng thép.
Doanh nghiệp thép “thấm đòn” siết van tín dụng, trái phiếu
Ngành thép vốn liên quan trực tiếp đến bất động sản, nên khi dòng vốn tín dụng và trái phiếu cho thị trường này bị kiểm soát đã khiến nhu cầu thép ở mức thấp, nhiều doanh nghiệp báo lỗ kỷ lục.